ĐIỂM THI TOEIC CAO CHÓT VÓT VỚI TRỌN BỘ BÍ KÍP ÔN LUYỆN HIỆU QUẢ

Cấu trúc bài thi TOEIC 2 kỹ năng Nghe – Nói bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/06/2019 bao gồm 200 câu hỏi và thời gian làm bài thi là trong 120 phút. Trong đó phần nghe (Listening) có thời gian làm bài thi là 45 phút và phần đọc (Reading) là 75 phút.

Để giúp bạn hiểu rõ về cấu trúc bài thi cũng như lên chiến lược ôn luyện hiệu quả nhất, Ngoại ngữ Bravo Education sẽ mách nước bạn nội dung cũng như bí quyết làm bài trong từng phần thi TOEIC nhé:

Bi kip luyen TOEIC hieu qua

  1. Phần nghe (Listening)
  • 100 câu hỏi
  • Thời gian 45 phút

 

Phần Listening Chi tiết
Phần 1 – Photos

Mô tả tranh (6 câu)

Xem 1 bức tranh in sẵn trong đề và nghe 4 đáp án. Chọn đáp án mô tả đúng về bức tranh (có thể tranh tả người, vật, cảnh, hỗn hợp cả người, vật và cảnh)

Bí quyết: luôn luôn phân tích tranh trước khi nghe và tập suy đoán trong đầu trực tiếp bằng tiếng Anh luôn.

 

Loại 1 – Tranh tả người:

  • Đặc điểm ngoại hình nhân vật: giới tính, trang phục, nghề nghiệp, …
  • Hành động của bộ phận cơ thể: Mắt, tay, chân,…
  • Cảnh vật, đồ đạc trong hình: dựa vào bối cảnh trong tranh để suy ra địa điểm của bức tranh: trong phòng họp, trong bếp, công viên, ….

Loại 2 – Tranh tả vật:

  • Các vật xuất hiện trong tranh: tên của đồ vật đó là gì, …
  • Vị trí các vật: trên nước, trên bàn, dưới đất, ở hai bên, ở giữa, …
  • Trạng thái của vật: đóng, mở, đầy, trống rỗng, …
  • Địa điểm: trong phòng, trên đường, trong công viên, …

(Giáo viên sẽ cung cấp cho bạn danh sách từ vựng miêu tả thường gặp nhất đối với dạng này)

Phần 2 – Questions & Response

Hỏi đáp (25 câu)

Luôn cố gắng nghe cho được từ đầu tiên của câu hỏi để định hình sẽ trả lời như thế nào đối với từng dạng câu hỏi. Câu hỏi và câu trả lời không in trong đề thi. Các dạng câu hỏi thường gặp trong TOEIC:

Loại 1: Wh-question (câu hỏi Wh):

Đây là dạng câu hỏi bắt đầu bằng các từ để hỏi như Where, When, Who, How, Why => luôn phải trả lời chi tiết, không bao giờ được trả lời “Yes” hoặc “No”

Ví dụ: 

Who broke the vase? (ai làm vỡ bình hoa)

=> Tom did (Chính là Tom)

Where can I buy a new bed? (Tôi có thể mua chiếc giường mới ở đâu?)

=> At the supermarket near here (ở siêu thị gần đây)

Loại 2: Yes/ No question (câu hỏi Yes/No):

Thường câu hỏi sẽ bắt đầu bằng trợ động từ như Do, Does, Did, Can, Will,…=>  là dạng câu hỏi mà người nghe có thể trả lời Yes hoặc là No.

Ví dụ: 

Haven’t you had breakfast? (Bạn chưa ăn sáng à?)

=> No, I didn’t have time. (Không, tôi không có thời gian)

Loại 3: Tag question (câu hỏi đuôi)

Là dạng câu hỏi có đoạn đầu giống câu khẳng định nhưng cuối câu thì hỏi thêm “phải không?” bằng cách phủ định /hoặc khẳng định trợ động từ của câu. Loại này thì bạn hoàn toàn có thể trả lời với “Yes” hoặc “No”.

Ví dụ: The match was so excited yesterday, wasn’t it? (Trận đấu hôm qua thật sự hào hứng phải không?)=> Yes, it was. (Đúng vậy, rất hay)

Loại 4: Suggestion/ request (gợi ý/ yêu cầu):

Là dạng câu hỏi gợi ý/yêu cầu làm một việc gì đó. Thông thường hay bắt đầu bằng “Would you like …?” , “Why don’t you…?”

Ví dụ: 

Would you like to hang out with me tonight? (Bạn có muốn đi chơi tối nay với tôi không?)

=> That sounds like a great idea. (Đó có vẻ là một ý tưởng tuyệt vời.)

Loại 5 – Statement (câu trần thuật):

Là dạng câu đưa ra ý kiến, câu trả lời thường cũng đưa ra quan điểm: đồng tình/ phản đối hoặc trung lập

Ví dụ: 

The neighbors upstairs are so noisy. (Hàng xóm trên lầu thật ồn ào.)

=> Yes, they certainly are. (Vâng, họ chắc chắn như vậy)

Loại 6 – Choice question (câu hỏi lựa chọn):

Là dạng câu hỏi thường có “or” xuất hiện nằm chen giữa hai lựa chọn. Và bạn phải chọn một trong hai lựa chọn ấy. Đôi khi chọn cả hai hoặc không chọn gì cả.

Ví dụ: 

Would you like the window seat or the aisle seat? (Bạn muốn lấy ghế gần cửa sổ hay gần lối đi?)

=> I’ll take the window seat. (Tôi sẽ lấy ghế gần lối đi)

Phần 3 – Short conversations

Hội thoại ngắn

(39 câu)

  • Nghe 13 đoạn hội thoại ngắn không in trong đề thi TOEIC. Mỗi đoạn có 03 câu hỏi, mỗi câu hỏi sẽ có 4 đáp án lựa chọn. Nghe và chọn đáp án đúng nhất.
  • Xuất hiện các đoạn hội thoại có 3 người nói thay vì 2 người như trước đây: 1 nam & 2 nữ hoặc 2 nam & 1 nữ.
  • Người thi phải kết hợp những gì nghe được với biểu đồ/ bảng biểu cho sẵn để trả lời câu hỏi.

Bạn cần chú ý những điểm sau khi đọc đề để làm bài hiệu quả:

  • Câu hỏi hỏi thông tin ở giọng đọc nào (người nam hay người nữ)
  • Những chi tiết nào lập đi lập lại ở đề (đó là những từ khóa hướng dẫn nghe tốt hơn)
  • Loại câu nào cần những thông tin nào để trả lời (tổng quát, chi tiết hay suy luận)

Đây là một bẫy phổ biến tiếp theo trong Part 3 của TOEIC. Người ra đề dùng một “từ khoá” nhiều lần trong câu nhưng với ngữ cảnh khác nhau để “gây nhiễu thông tin”. Vì vậy chúng ta phải thật cẩn trọng để chọn lọc xem trong số những lần được sử dụng đó, “từ khoá” gắn với ngữ cảnh nào để chọn câu trả lời chính xác.

Mẹo tránh bẫy trong TOEIC:

  • Chú ý các liên từ “dấu hiệu” để đoán được hướng đi của ý người nói như từ tương phản: “but”, “however”, “in contrast”,…; từ bổ sung ý: “and”, “as well as”, “plus”,…
  • Chú ý nghe để nắm ý cả cả câu chứ KHÔNG bắt từ khoá riêng lẻ.
Phần 4 – Short talks

Bài nói chuyện ngắn (30 câu)

Nghe 10 đoạn thông tin ngắn. Mỗi đoạn có 03 câu hỏi. Nghe và chọn đáp án đúng nhất.

Lưu ý: Có dạng bài người thi phải kết hợp thông tin nghe với biểu đồ, hình ảnh được cho sẵn để trả lời.

Part 4 thường có giới hạn trong các chủ đề thường gặp sau đây:

  • Announcement (Thông báo)
  • Advertisement (Quảng cáo)
  • Speech (Bài diễn thuyết, tọa đàm)
  • Report (Báo cáo, tường thuật)
  • Flight and Airport Announcement (Thông báo ở sân bay, thông báo trên máy bay)
  • Broadcast (chương trình phát thanh truyền hình)
  • Recorded message (Tin nhắn ghi âm)

 

Cách làm bài:

  • Đọc trước câu hỏi và đáp án cho sẵn để giúp bạn định hướng nội dung và trả lời được các câu hỏi cơ bản về địa điểm, người nói.
  • Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu để có thể đọc và hiểu câu hỏi nhanh chóng hơn, từ đó nghe tốt hơn. Trên thực tế, có trường hợp thí sinh nghe được nhưng lại không hiểu câu hỏi nên cũng chọn đáp án sai. Do đó rèn luyện kỹ năng đọc hiểu là một phần không thể thiếu để bổ trợ cho phần Nghe.
  • Tập trung nghe các thông tin cần thiết: Trong Part 4 các câu hỏi không đi theo thứ tự của nội dung được nói đến trong bài mà xáo trộn lung tung. Do đó, khi bắt đầu nghe bạn cần tập trung vào các thông tin chi tiết để dễ chọn đáp án đúng hơn. Do đó cần luyện tập trí nhớ ghi lại những từ khoá “keywords” trong từng câu hỏi để chọn được câu trả lời chính xác nhất.
  • Đáp án đúng thường có chứa từ hoặc cụm từ nghe được: Đây là xu hướng và cũng là đặc điểm chung trong cách ra câu hỏi của TOEIC Part 4. Tuy nhiên, các bạn vẫn nên cố gắng nghe hiểu nội dung để tránh mắc bẫy về keywords.

 

  1. PHẦN ĐỌC
  • 100 câu hỏi
  • Thời gian: 75 phút.

Các bạn cùng theo dõi bí quyết làm bài cho từng phần nhé.

 

Phần reading Chi tiết
Phần 5

Hoàn thành câu

(30 câu)

Gồm các câu chưa hoàn thành + 4 từ hoặc cụm từ được đánh dấu tương ứng A, B, C, hoặc D => chọn từ đúng nhất để hoàn thành câu.

Phần 5 chủ yếu về Grammar và Vocabulary, hoàn toàn có thể áp dụng mẹo để làm phần này một cách nhanh chóng và hiệu quả.

  • Grammar (Ngữ pháp): Chỉ cần chú trọng về các điểm ngữ pháp chính: các loại Thì, Sự hoà hợp giữa chủ ngữ và động từ, câu điều kiện, đảo ngữ, mẫu câu đặc biệt thường gặp, …
  • Vocabulary (Từ vựng): chỉ cần nắm vững word forms (từ loại) với các dấu hiệu nhận biết dựa vào Prefixes (Tiền tố) và Suffixes (hậu tố), cũng như vị trí của từ loại trong câu cũng như ngữ nghĩa cũng giúp tăng khả năng lựa chọn đúng của bạn tới 70-80%.
Phần 6

Hoàn thành đoạn văn

(16 câu)

 

Gồm 4 bài đọc ngắn, mỗi bài đọc có 3 chỗ trống cần điền từ hoặc cụm từ, câu + 4 đáp án => chọn đáp án thích hợp

Có dạng bài tập bắt người thi điền một câu vào chỗ trống thay vì chỉ điền từ/ cụm từ.

Phần 6 tương tự như Phần 5, chỉ có 1 điều là người thi cần phải kết nối các câu trước và sau về mặt ngữ nghĩa, có khi tổng quát cả một đoạn văn lại với nhau để hiểu ý nghĩa.

Một số lưu ý về Phần 6 trong đề thi TOEIC:

  • Xác định từ loại cần điền: có thể làm nhanh bằng cách dùng các mẹo về từ loại hoặc vị trí của từ loại trong câu. Tuy nhiên cần chú ý vấn đề về ngữ nghĩa đối với các câu có nhiều từ mới hoặc cấu trúc câu phức.
  • Học các cụm từ thường đi chung với nhau, trong tiếng Anh người ta hay gọi là Collocations. Sẽ rất có ích nếu bạn học thuộc những cụm từ này nhé.
  • Lưu ý các dấu hiệu nhận biết của các thì trong câu: chỉ cần nắm cách sử dụng của 1 số thì cơ bản là bạn đã yên tâm làm bài rồi. Chú ý về thời gian, trật tự xảy ra của hành động, và cấu trúc chia thì là được.
  • Phán đoán nhanh đáp án sai: thông thường trong 4 đáp án sẽ có Sai hoàn toàn – Hơi sai – hơi đúng – đúng. Vì vậy nếu nhận biết từ nào vô lý thì bỏ ngay, tập trung suy luận hoặc loại trừ dần để chọn được đáp án chính xác nhất.
  • Không cần cố đọc, hiểu hết nội dung, chỉ cần đọc trước – sau ô trống 1 hoặc 2 câu là có thể suy luận được.
Phần 7

 

 

Đoạn đơn

(29 câu)

Gồm 10 đoạn đơn, có nội dung dựa trên các tài liệu đọc như thư từ, thông báo, biểu mẫu, báo. Hết mỗi đoạn văn sẽ có 2-5 câu hỏi và 4 lựa chọn => chọn ra câu trả lời chính xác nhất.

Xuất hiện bài đọc bao gồm 3 đoạn.

Có bài đọc dạng tin nhắn điện thoại, chat, …

Xuất hiện câu hỏi yêu cầu người thi điền câu vào chỗ trống.

 

Đoạn kép

 (25 câu)

 

Có 2 đoạn văn kép và 3 đoạn ba, 5 câu hỏi mỗi đoạn, mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời A, B, C, hoặc D. Bạn cần xác định đáp án đúng cho từng câu hỏi.
Bí quyết làm bài
  • Luôn luôn đọc câu hỏi trước, gạch chân keywords cần tìm và trở ngược lại bài đọc để tìm thông tin tương ứng.
  • Vì phần 7 khá dài nên chú ý chạy đua với thời gian: Số phút làm bài = số câu hỏi
  • Hãy lấy số câu hỏi làm mốc để đo lường thời gian, tránh lãng phí thời gian đọc đề.
  • Tìm ý chính của đoạn văn: chỉ cần đọc lướt đoạn văn để nắm ý chính, cố gắng kết nối với keywords trong câu hỏi đã được gạch chân để tìm thông tin trả lời cho câu hỏi này. Có thể keywords không được lập lại chính xác 100% trong bài đọc mà thay thế bằng từ đồng nghĩa.
  • Phân biệt cách sử dụng của từ đồng nghĩa: Các bạn cần nắm vững nghĩa cũng như cách sử dụng của những từ vựng đồng nghĩa theo mỗi ngữ cảnh, văn cảnh khác nhau.
  • Nắm vững cấu trúc của bài đọc và trả lời những câu hỏi liên quan
  • Các bài bài đọc trong đề thi TOEIC được lấy từ: thư tín, quảng cáo, thông báo, thư báo,… Để làm tốt phần này, cần làm quen với cấu trúc từng loại sẽ giúp bạn tìm thông tin cần thiết nhanh hơn.
  • Hãy cố gắng trả lời câu hỏi “who, what, where, when” liên quan đến bài đọc: Hãy cố gắng trả lời những câu hỏi liên quan đến nó để bạn có thể dễ dàng tìm thông tin trong phần câu hỏi và câu trả lời. Ví dụ bạn hãy thử liệt kê xem : Những ai liên quan đến đoạn văn này? Bài đọc này nói về vấn đề gì? Đoạn văn này xảy ra ở đâu/khi nào?
  • Lưu ý thì của các câu: Bạn cần chú ý các dấu hiệu của thì là các trạng từ (yet,since,already, soon…) để nhanh chóng định hình được thì nào mà không cần phải dịch nghĩa cả câu.

Với cấu trúc đề thi TOEIC mới với số lượng câu tăng lên ở những phần được cho là khó hơn, đòi hỏi thí sinh cần có chiến lược ôn luyện và làm bài hiệu quả.

Để giúp các bạn thí sinh đạt được kết quả như mong muốn trong thời gian ngắn nhất, bộ tài liệu TOEIC sau là công cụ hiệu quả để luyện thi TOEIC.

Truyện doremon tieng anh

Bạn muốn biết thêm nữa các phương pháp học tiếng Anh hiệu quả?

Bạn muốn nhận thêm sự tư vấn về các giải pháp học tiếng Anh?

Bạn muốn kèm cặp riêng các vấn đề trong công việc và cuộc sống như phỏng vấn, viết CV, du lịch?

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *